
Bitcoin (BTC) đã từng ở tình trạng tương tự vào trước đó. Những hoài nghi, những lần giảm giá, và rồi đột nhiên, một đợt tăng giá bất ngờ làm cả thị trường phải nín lặng. Tuy nhiên, lần này có đôi chút khác biệt, khi một tác động lớn có khả năng sẽ diễn ra sau đó. Đây không chỉ là sự thổi phồng quá mức hoặc lời đồn thổi về một đợt phân đôi, mà là vấn đề liên quan đến lượng cung tiền toàn cầu. Trong thời điểm hiện tại, với những dữ kiện đang có, chúng ta có thể nhận thức được liệu Bitcoin sẽ dẫn lối cả thị trường đi về đâu.
Mức thanh khoản toàn cầu đang tăng mạnh. Và lịch sử đã cho thấy, khi nguồn cung tiền tăng vọt, Bitcoin không chỉ tăng theo mà còn bùng nổ dữ dôi.
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng khám phá tại sao nguồn cung tiền M2 đang trở thành biểu đồ quan trọng bậc nhất đối với tiền điện tử. Đâu là lý do khiến M2 dẫn dắt Bitcoin trong suốt 12 tuần? Lẽ nào đây mới chính là thời điểm tạo tiền đề cho đợt bứt phá lên mốc 150,000 USD của Bitcoin?
Để khám phá mấu chốt của toàn bộ câu chuyện, mời quý nhà đầu tư đón đọc bài phân tích dưới đây.
Dòng Tiền M2 Là Gì & Tại Sao Nó Lại Dẫn Dắt Bitcoin?
M2 là thước đo nguồn cung tiền, trong đó bao gồm tiền mặt, tiền nạp thanh toán và tài sản dễ dàng thanh khoản ra tiền mặt. Nói một cách đơn giản, khi dòng tiền M2 tăng, tức là thị trường có nhiều khoản thanh khoản hơn đang lưu thông.
Theo lịch sử, Bitcoin có xu hướng biến động theo khả năng thanh khoản nói trên. Trong trường hợp thị trường có nhiều dòng tiền đang lưu thông, thì khẩu vị rủi ro đang tăng cao, từ đó dẫn đến sự mất giá của đồng đô la và sự dịch chuyển mối quan tâm sang các tài sản thay thế như BTC.
Lịch Sử Giữa Bitcoin & M2
Còn nhớ trong năm 2020, Cục Dự trữ Liên bang đã tung ra một gói kích cầu lớn, khiến dòng M2 tăng vọt và Bitcoin vụt tăng từ 10,000 USD lên gần 70,000 USD chỉ trong vòng vài tháng. Mô hình tương tự cũng đã diễn ra trong các chu kỳ trước đó:
- 2017: Việc Trung Quốc tăng cường kiểm soát nguồn vốn, cùng sự suy yếu của đồng đô la đã thúc đẩy sự tăng trưởng của BTC.
- 2020-2021: Gói kích cầu trong đợt COVID đã “đổ thêm dầu vào lửa”.
- Hiện Tại: Dòng M2 toàn cầu đang tăng trở lại, nhưng lần này, xuất hiện nhiều người chơi hơn.
Phải nhận thức được rằng, Bitcoin không phải lúc nào cũng biến động bởi sự đổi mới về công nghệ hoặc các câu chuyện liên quan đến việc phân đôi. Đôi khi Bitcoin chỉ đơn giản là biến động theo dòng tiền.
Tại Sao Lần Này Có Khả Năng Ảnh Hưởng Mạnh Mẽ Hơn?
Không chỉ liên quan đến khả năng thanh khoản, mà chu kỳ này còn có mối liên kết với khả năng tiếp cận.
- Các ETF Bitcoin giao ngay hiện đã hoạt động.
- Các tổ chức đang dần cảm nhận được “sức nóng”.
- Phố Wall đang coi BTC không giống như một nhận thức lan truyền, mà giống một hàng rào phòng hộ vĩ mô hơn.
Tất cả những nhân tố trên, kết hợp với việc M2 đang tăng vượt trội với dòng tiền mới từ lĩnh vực tài chính truyền thống, chúng ta đã có một nền tảng vô cùng mạnh mẽ. Đó là lý do mà M2 đã dẫn dắt “đường đi nước bước” của Bitcoin trong suốt 12 tuần.
Và bạn cũng đừng quên hiệu ứng từ việc phân đôi: khi mà áp lực về phía cung là hoàn toàn có thật. Thêm vào đó, với nhu cầu ngày càng tăng cho loại tài sản này, thì rõ ràng chúng ta đang cùng chờ đợi một sự bứt phá bất ngờ từ vị trí của Bitcoin.
Bitcoin Trong Vai Trò Phòng Hộ Vĩ Mô
Việc in tiền pháp định trở lại và sự gia tăng của mức thâm hụt tài chính đã khiến nhiều nhà đầu tư xem Bitcoin là một hợp đồng bảo hiểm đúng nghĩa. Tất cả là bởi BTC sở hữu những đặc điểm sau đây:
- Không biên giới.
- Có hạn mức.
- Nằm ngoài hệ thống tài chính truyền thống thuần túy.
Sự tăng trưởng của dòng M2 thường là dấu hiệu cho thấy lạm phát đang đến rất gần. Trước đó, tình trạng này đã xảy đến với vàng. Và ngay lúc này, chúng ta có Bitcoin – gọn nhẹ, dễ luân chuyển, với biến động nhanh chóng hơn nhiều.
Như vậy, với những gì đang diễn ra hiện tại, thì đã qua rồi cái thời mà nhà đầu tư phải tự vận chuyển các thỏi vàng hoặc phòng ngừa rủi ro thông qua trái phiếu. Câu chuyện đã đơn giản hơn nhiều, khi nhà đầu tư có thể nhấp vào mua BTC chỉ với vài cú chạm – giống như cái cách mà nhiều người đã làm trước đó.
Các Cấp Độ Tâm Lý Đóng Vai Trò Quan Trọng
Thị trường không chỉ bị tác động bởi lý tính, mà còn cả cảm tính.
- $100K là một cột mốc tâm lý lớn.
- Khi BTC phá vỡ mức kỷ lục trước đó (~ $110K), thì các nhà giao dịch theo đà tăng có thể sẽ đổ xô vào.
- Mức tiếp theo cần theo dõi là $150K.
Và đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của FOMO khi quá trình dò giá đang diễn ra.
Biểu Đồ Đã Thể Hiện Tất Cả

Biểu đồ này cho thấy một câu chuyện rõ ràng: Khi M2 dẫn đầu, thì Bitcoin theo sau. Ba đợt tăng giá lớn gần đây nhất đều ghi nhận sự gia tăng đột biến từ M2. Ngay lúc này, dòng M2 không chỉ tăng trưởng đơn thuần, mà còn vụt tăng mạnh mẽ.
Nếu mô hình này lặp lại, việc BTC đạt mức $150K chỉ còn là vấn đề thời gian.
Phân Tích Kỹ Thuật Bitcoin
Trong khi các động lực vĩ mô như dòng M2 đang hình thành mức cơ sở, thì biểu đồ đã cho chúng ta biết thời điểm mà thị trường sẵn sàng tâm thế. Và ngay lúc này, biểu đồ của Bitcoin đang hiển thị một đường đi vô cùng đẹp mắt.
BTC hiện đang trải nghiệm mức cao nhất mọi thời đại và hành động giá đang nằm ngay dưới mức trần kể trên. Như vậy, chỉ cần một cú đột phá rõ ràng trên mức $110K là Bitcoin có thể mở rộng “đường đi nước bước” đến mốc $140K-$150K.
Đây quả thật là một khẳng định mạnh mẽ khi biểu đồ đã góp phần xác nhận khả năng thiết lập tầm vĩ mô nói trên. Cụ thể, Bitcoin có khả năng sẽ bùng nổ mạnh mẽ khi giá cả, câu chuyện và tâm lý đều diễn biến thuận lợi với loại tài sản này.

Rủi Ro & Kiểm Nghiệm Thực Tế
Tuy nhiên, đừng bao giờ nghĩ mọi thứ sẽ diễn biến tích cực đến vậy. Bởi lẽ:
- Các quy định & chế tài có khả năng khiến thị trường lao đao.
- Dòng vốn ETF có thể đình trệ.
- Các cú sốc vĩ mô (như chiến tranh hoặc sự thay đổi chính sách) có thể gây ra sự thay đổi tâm lý cho nhà đầu tư.
Nhưng nói cho cùng, thì bấy nhiêu cũng chỉ là những rủi ro ngắn hạn. Bức tranh toàn cảnh có thể vẫn còn nhiều điều tích cực khi thanh khoản cứ giữ mức tăng liên tục, và BTC vẫn giữ vững vị thế là kho lưu trữ tài sản số hàng đầu.
Các Nhà Giao Dịch Cần Theo Dõi Những Gì?
Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một chiến lược:
- Hãy theo dõi các báo cáo dữ liệu của dòng M2 toàn cầu (Trung Quốc, Mỹ, EU).
- Theo dõi dòng tiền ETF và “ví cá voi”.
- Sử dụng phân tích kỹ thuật để tính thời gian vào lệnh: mức đột phá, đường trung bình động, các đợt tăng đột biến về khối lượng.
- Đừng quên các chỉ báo tâm lý như Chỉ Số Sợ Hãi & Tham Lam.
Nên nhớ rằng, đây không phải là thời điểm để bạn giao dịch một cách mù quáng, mà là thời điểm để bạn quan sát và chuẩn bị cho những kịch bản có thể xảy đến.
Kết Luận: Cần Theo Dõi Hướng Đi Của Dòng Tiền
Bitcoin không phải là tài sản dịch chuyển lửng lơ, mà nó có phản ứng với thế giới bên ngoài, đặc biệt là khi thế giới ấy ngập tràn thanh khoản.
Biểu đồ không hứa hẹn sự đột phá lên mức $150K, nhưng nó vẽ ra một định hướng. Và định hướng ấy đã từng xảy ra trong lịch sử.
Dòng M2 đang nhấp nháp sắc xanh, và Bitcoin thì đang dần nóng lên. Liệu rằng lịch sử có sắp sửa lặp lại?
Bạn đã sẵn sàng để “cưỡi” con sóng tiếp theo? Click vào đây để bắt đầu từ hôm nay!
Tuyên Bố Rủi Ro
Chứng Khoán, Hợp Đồng Tương Lai, CFDs và những sản phẩm tài chính khác tiềm ẩn rủi ro cao bởi sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Thông tin được hiển thị trong blog này chỉ nhằm mục đích tham khảo, không phải là tư vấn đầu tư, khuyến nghị, ưu đãi hoặc lời mời chào mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin trên không xem xét bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình trạng tài chính cụ thể nào của người đọc. Các tham chiếu hiệu suất trong quá khứ không phải là chỉ số đáng tin cậy về hiệu suất của sản phẩm tương ứng trong tương lai. Doo Prime và các chi nhánh liên quan không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào về tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin, và không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin, hoặc từ các khoản đầu tư nào được thực hiện dựa trên thông tin đó.